Thứ 6, ngày 01/12/2023
Chào mừng Quý khách đến với trang thông tin điện tử dịch vụ pháp lý chính thức của Luật sư Apolo - Quý khách vui lòng liên hệ tại địa chỉ giao dịch số 68 Nguyễn Huệ, phường Bến Nghé, quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh hoặc qua số điện thoại: 0903.600.347 / 0914.006.939 để được chúng tôi tận tình tư vấn
Đứng “hai vai”: Thêm cơ hội bảo vệ mình
Trong vụ án dân sự, quyền chứng minh thuộc về đương sự thì phải tạo điều kiện tối đa cho đương sự, luật sư của đương sự tiếp cận hồ sơ tìm chứng cứ bảo vệ quyền lợi của phía họ.

Ngày 26-9, báo Pháp Luật TP.HCM có bài viết “Xin làm luật sư cho… chính mình”, phản ánh luật sư Lãm kiện tranh chấp quyền sử dụng đất. Muốn được nghiên cứu hồ sơ vụ án, ông đã yêu cầu tòa cho ông làm người bảo vệ quyền lợi cho… chính mình nhưng tòa không chấp nhận. Nhiều bạn đọc đồng tình với cách làm của tòa nhưng không ít người cho rằng luật sư đứng “hai vai” là không sai.

Hai vai trò khác nhau: Không được cản trở

Khi nói đến tố tụng là nói đến các cách thức thực hiện quyền và nghĩa vụ của từng người được luật pháp quy định. Như vậy, không có chuyện lơ lửng về vai trò của một ai đó khi pháp luật chưa tiên liệu hết. Đã nói đến “vai trò” thì mỗi con người có hàng trăm vai trò khác nhau như làm cha của con mình, làm chồng của vợ mình, làm con của cha mẹ mình, làm sếp của nhân viên mình, làm lính của sếp mình... Như vậy, hoàn toàn không có chuyện ông Lãm phân thân một lúc hai vai. Ở đây, ông Lãm được quyền đóng vai của mình tùy bối cảnh pháp lý diễn tiến theo thời gian. Với vai trò là luật sư, ông hoàn toàn có quyền nghiên cứu hồ sơ để tìm ra các chứng cứ có khả năng ẩn chứa nhiều điều cần làm sáng tỏ vụ án. Còn với vai trò là đương sự, ông không thể biết trong hồ sơ vụ án có những gì để xin sao chụp, đặc biệt là hồ sơ ở phía bị đơn, người liên quan… nên cần có vai trò của luật sư, trong đó luật sư cũng có thể chính là ông.

LƯ QUANG VINH (luquangvinh@...)

Đứng “hai vai” là quá tốt!

Tôi chưa thấy điều nào cấm luật sư cũng là đương sự và ngược lại. Luật sư có những quyền, nghĩa vụ mà đương sự không có. Ở đây, đương sự và luật sư bảo vệ cho đương sự là cùng một mục đích, không trái ngược về quyền lợi. Theo tôi, phải khuyến khích điều này vì như tôi đã nói ở trên, đương sự có quyền, nghĩa vụ của đương sự; luật sư có quyền, nghĩa vụ của luật sư và cả hai sẽ cùng bổ sung cho nhau để làm sáng tỏ vụ án. Trong vụ án dân sự, quyền chứng minh thuộc về đương sự thì tòa phải tạo điều kiện tối đa cho đương sự, luật sư của họ được tiếp cận hồ sơ, tìm chứng cứ chứng minh bảo vệ quyền lợi phía họ. Việc một người đứng “hai vai” là quá tốt, giúp họ hiểu hơn về hồ sơ vụ án, tránh những tốn kém không cần thiết khi mời luật sư khác, khi đi tìm chứng cứ… Tại sao lại ngăn cản họ làm điều này?

Luật sư NGUYỄN THANH VĂN, Đoàn Luật sư TP.HCM

Nên ủy quyền rồi quay lại làm luật sư

Tôi lại đồng tình với bài viết, cùng một thời điểm diễn biến tố tụng thì không thể chấp nhận “hai vai”. Trong thực tế cũng như về mặt lý luận khoa học pháp lý, nếu trước đó luật sư tham gia với tư cách nguyên đơn, bị đơn hoặc người liên quan nhưng sau đó thông báo với tòa là mình ủy quyền cho người khác về tư cách tố tụng mà mình đã tham gia rồi trở thành luật sư thì mới không vi phạm tố tụng. Lúc này, không có điều luật hay quy định nào làm hạn chế sự tham gia lựa chọn của họ với tư cách luật sư. Họ sẽ được cấp giấy chứng nhận, được nghiên cứu hồ sơ và tham gia tranh tụng bảo vệ tại phiên tòa theo quy định.

Ngược lại, trong tình huống khác họ đã từng tham gia với tư cách luật sư, sau đó xin chấm dứt địa vị tố tụng của người luật sư và xin tham gia với tư cách đương sự, lúc này luật sư đó vẫn được quyền tham gia vụ án với tư cách đương sự. Khi ra tòa, địa vị pháp lý của đương sự và luật sư là hoàn toàn khác nhau, diễn biến tại phiên tòa không thể một người cùng lúc đứng “hai vai”, đứng hai vị trí khác nhau để được thẩm vấn, trình bày và tranh luận.

Luật sư NGUYỄN THANH LƯƠNG, Phó Chủ nhiệm Đoàn Luật sư tỉnh Bến Tre

Đương sự đã có quyền tự bảo vệ quyền lợi, nghiên cứu hồ sơ… cần gì luật sư. Nếu ai không biết, không hiểu, không rõ luật thì nhờ luật sư, còn biết rồi thì tự mình làm, cần gì xin thêm giấy chứng nhận. Chạy theo hình thức có ích gì đâu, trường hợp này tòa đúng quá rồi.

HUỲNH KIM NGÂN (luatsuchanthienmy@...)

Luật sư nên ủy quyền cho người khác tham gia tố tụng (đại diện theo ủy quyền), sau đó người được ủy quyền nhờ chính luật sư tham gia tố tụng với tư cách người bảo vệ quyền, lợi ích... Điều này không trái luật mà có thể giúp luật sư tự mình có thể xem xét hồ sơ vụ án.

QUYẾT QUYỀN(quyetquyen559@...)

(Theo phapluattp.vn)


Ý kiến pháp lý
Các bài viết liên quan
Đường dây nóng
Mobile: 0913.479.179  
Email: biz@law.org.vn  

Hỗ trợ khách hàng
0914.444.041
0914.006.939
0903.600.347
Email: contact@law.org.vn